Chế độ dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh Gút (Gout)

02/08/2021 Lúc 4:15chiều Người đăng: Phạm Hồng Anh

1, Bệnh Gout là gì?

 Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, từ đó gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

1

2

– Tăng acid uric máu có thể là hậu quả của 3 cơ chế:

  • Do tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Giảm bài xuất acid uric qua thận.
  • Ăn quá nhiều các thực phẩm chưa nhiều purin.

 – Những người có nhiều nguy cơ bị tăng axit uric máu và mắc bệnh Gout:

  • Có tiền sử gia đình bị bệnh gout.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
  • Nghiện rượu, nghiện cà phê.
  • Dùng nhiều thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporine… có thể làm tăng acid uric và gây ra các đợt gout cấp.

 Người bị bệnh gout cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc. Tuy nhiên, một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh.

3

2, Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh:

 Nguyên tắc chung là cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng, ít béo, đủ các vitamin khoáng chất và hạn chế purin.

– Purin: Đối với người khoẻ mạnh, những thực phẩm chứa nhiều purin có thể không gây hại cho cơ thể. Nhưng với người bệnh gout, tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm tích trữ axid uric và khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, khẩu phần ăn cho bệnh nhân gout cần hạn chế purin, chỉ nên chọn thực phẩm có hàm lượng purin thấp. Nên ăn thực phẩm ở nhóm I, ăn số lượng vừa phải các thực phẩm ở nhóm II, không nên ăn thực phẩm ở nhóm III.

Hàm lượng purin trong 100g thức ăn ở một số thực phẩm thông dụng:

Nhóm I (0-15mg) Nhóm II

(50-150mg)

Nhóm III

( >150mg)

Nhóm IV: Thức ướng có khả năng gây đợt gout cấp và gout mạn
Ngũ cốc

Bơ, dầu, mỡ

Đường

Trứng

Sữa

Pho mát

Rau xanh

Quả chin

Các loại hạt

Thịt nạc

Hải sản

Thịt gia cầm

Đậu đỗ

Óc

Gan

Bầu dục

Nước hầm xương

Nước luộc thịt

Cá sardine

Nấm

Măng tây

Rượu: gây tăng lactate máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận.

Bia: Có loại bia nhiều purin nên bia có nguy cơ lớn hơn rượu.

Cà phê, chè

  • Chỉ nên ăn số lượng vừa phải protein. Nguồn protein tốt là đậu phụ, các sản phẩm sữa thấp béo, trứng và các loại thịt trắng như cá sông, lườn gà…chưa ít purin.
  • Hạn chế chất béo trong bữa ăn bằng cách lựa chọn thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da; sử dụng dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc.
  • Các loại ngũ cốc và tinh bột rất tốt cho người bệnh gout vì nó chứa lượng purine ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, chúng giúp làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Do vậy, bạn có thể thoải mái ăn mì, bún, ngũ cốc,… Nhất là ngũ cốc nguyên hạt.
  • Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây, các loại hoa quả chua, thực phẩm lên men bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà….

– Vitamin C: Bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ đào thải axid uric ra khỏi cơ thể. Nên bổ sung từ 500-1000mg vitamin C mỗi ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C tham khảo ở bài viết: (chèn link bài trước vào)

– Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, nên uống các nước có tính kiềm như nước khoáng bicarbonat. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

 Hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gout cấp như rượu, bia, chè, cafe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nam giới thường bị mắc bệnh gout nhiều hơn ở nữ giới.

– Kiểm soát cân nặng:

 Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gout và ngược lại bệnh nhân gout rất dễ bị mắc 4 bệnh trên. Vì thế, nên duy trì một cân nặng lý tưởng. Chú ý không áp dụng bữa ăn cao protein để giảm cân vì có thể làm cho gout nặng thêm.

3, Cách chế biến thực phẩm:

  • Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm.
  • Hạn chế cách chế biến chiên nướng. Giảm các loại gia vị như ớt, tiêu…

    Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý nên hoạt động thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái để có một cơ thể khỏe mạnh giúp đào thải acid uric tốt hơn hỗ trợ trong phòng và điều trị gout.

  • 5
  • Cách hầm xương bò heo gà cho nước dùng trong và không bị hôi.jpg

    Cách hầm xương bò heo gà cho nước dùng trong và không bị hôi.jpg

  • Nguồn tin: Đinh Ngân, Khoa Tiết chế – Dinh dưỡng

Các tin liên quan