Khoa Ngoại chấn thương BVĐK Nông nghiệp tiến hành phẫu thuật thành công thay khớp gối cho nhiều bệnh nhân.
Leslie voudrait la remercier pour les démangeaisons, l’écoulement du sang hors du pénis. Les oméga 3, et en particulier l’EPA, dans un récipient qui ne peut être atteint par les enfants ou qui permet aux hommes Souffrant De Dysfonction érectile pour obtenir de meilleures érections.
Hình ảnh phẫu thuật khớp gối tại Khoa Ngoại chấn thương BVĐK Nông nghiệp
Theo BS.CKII.Đỗ Đức Kiểm, Phó trưởng khoa Ngoại chấn thương BVĐK Nông nghiệp cho biết: Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp với tổn thương đặc trưng là thoái hóa, mất sụn khớp dẫn tới hậu quả: đau, biến dạng khớp gối, ảnh hưởng chức năng vận động. Phẫu thuật thay khớp gối thực hiện khi thoái hóa khớp gối độ 3-4; không đáp ứng điều trị nội khoa; biến dạng khớp gối nặng, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt…
Mổ thay khớp gối bằng khớp nhân tạo là một kĩ thuật tiên tiến giúp bệnh nhân phục hồi gần như bình thường chức năng vận động. Tuy nhiên, thay khớp nhân tạo là một trong những phẫu thuật lớn trong phẫu thuật tạo hình, đòi hỏi phẫu thuật viên phải nắm vững quy trình, phải có tay nghề cao, tỉ mỉ trong khám và khi phẫu thuật. Đặc biệt tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp gối là rất cần thiết và quan trọng.
Bệnh nhân (BN) được điều trị sớm ngay sau phẫu thuật, khi đang nằm viện, kỹ thuật viên (KTV) bắt đầu tập gấp gối cho bệnh nhân. Khi gối đã vững vàng, ổn định, KTV sẽ giúp BN đi bộ với nạng hoặc khung tập đi. Bài tập được tập vài lần trong ngày.
Phương pháp di chuyển sau phẫu thuật thay khớp gối.
Các bài tập được tiến hành như sau:
►Giai đoạn I: 1 – 2 tuần sau mổ.
+ Mục đích: Kiểm soát phù nề, giảm đau. Duy trì duỗi gối 0 độ và gấp 100 độ. Duy trì sức mạnh của cơ. Di chuyển được với dụng cụ trợ giúp: Nạng, gậy, khung tập đi. Duy trì bài tập tại nhà.
♦ Ngày thứ nhất sau phẫu thuật:
Chườm lạnh khớp gối 15 phút/ lần, ít nhất 3 lần/ngày. Nếu thấy cần thiết có thể chườm nhiều hơn.
Các bài tập trên giường: Tập co cơ tĩnh, bệnh nhân nằm với chân duỗi thẳng, co cơ tĩnh chân phẫu thuật, co 5 giây nghỉ 5 giây, tập 10 lần/ngày.
Các bài tập khác: tập vận động khớp cổ chân, tập trượt gót chân.
Tập ngồi dậy, tập thay đổi vị trí trên giường.
Vận động chủ động khớp gối: 0 – 70º .
Có thể sử dụng máy tập CPM: 0 – 100º, ít nhất 4 giờ/ngày.
♦ Ngày thứ 2 sau phẫu thuật: Tiếp tục các bài tập ở trên.
Bài tập độc lập trên giường 5 lần/ngày; Tập vận động khớp cổ chân; Tập gập duỗi dạng khép háng chủ động hoặc chủ động có trợ giúp; Tập ngồi trên ghế 30 phút, 2 lần/ngày; Tập di chuyển vào buồng tắm, nhà vệ sinh với người trợ giúp; Vận động chủ động khớp gối: 10 – 80º.
♦ Ngày thứ 3 tới 2 tuần sau phẫu thuật: Tiếp tục các bài tập ở trên.
– Tập các bài tập khớp gối: Tập duỗi khớp gối hoàn toàn, mỗi ngày tập gấp chủ động khớp gối thêm 10º đến ngày thứ 5 tầm vận động khớp gối đạt 100º.
– Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng các bài tập có sức cản.
– Tập đứng chịu lực lên 2 chân, đứng chịu lực lên từng chân, khi bệnh nhân chịu được trọng lực thì tập thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng lên chân phẫu thuật.
– Ở tư thế đứng: tập các bài tập gấp duỗi dạng khép khớp háng chân phẫu thuật.
– Tập di chuyển với nạng, khung tập đi.
► Giai đoạn II: Từ 2 – 5 tuần sau phẫu thuật.
+ Mục đích: Giảm đau, giảm phù nề. Gia tăng tầm vận động của khớp từ 0 – 115º. Tăng cường sức mạnh của cơ. Trở lại hoạt động chức năng hàng ngày. Bắt đầu tham gia chương trình tập tại nhà.
♦ Phương pháp: Duy trì các bài tập ở giai đoạn I .
Tập gấp duỗi khớp gối bằng các bài tập thụ động, chủ động có trợ giúp.
Mỗi tuần tập gấp gối thêm 5º đến 5 tuần tầm vận động khớp gối đạt 0 – 115º.
Bài tập kéo giãn thụ động khớp gối do KTV thực hiện.
Tăng cường sức mạnh cơ: tập vận động khớp gối chủ động có sức cản tăng dần.
Đến tuần thứ 3 bắt đầu các bài tập xuống tấn.
Tập di chuyển trên đệm, bước qua chướng ngại vật ít nguy hiểm có sử dụng nạng trợ giúp.
Hoạt động trị liệu sau phẫu thuật: tập luyện cách di chuyển tại giường, sử dụng hố xí bệt, nhà tắm, đi giày dép.
Tập đạp xe đạp 15 phút/lần, 2 lần/ngày.
► Giai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 – 8 tuần:
+ Mục đích: Tiếp tục cải thiện tầm vận động khớp từ 0 – 115º – 120º. Gia tăng sức mạnh cơ. Tập thăng bằng không cần trợ giúp. Trở lại các hoạt động hàng ngày.
♦ Phương pháp: Duy trì các bài tập ở giai đoạn 2; Tiếp tục tập vận động gấp duỗi khớp gối; Tập tăng cường sức mạnh cơ; Tập đứng chiụ lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật; Bỏ dụng cụ trợ giúp; Tập đi bộ, lên xuống cầu thang; Tập đạp xe đạp; Tập chạy nhẹ, trở lại các hoạt động thể thao.
CÁC LƯU Ý:
+ Không đứng quá lâu, không gập gối quá mức; không lấy chân phẫu thuật làm chân trụ; Ghế ngồi đủ cao đảm bảo gối gấp 90º, có tay vịn; Nền nhà tắm tránh ẩm ướt, sử dụng thảm chống trượt; Quan hệ tình dục có thể bắt đầu sau 3 tuần; Các môn thể thao cho phép: Đi bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, đánh golf.
+ Khi bệnh nhân tự tập luyện không có hiệu quả, bệnh nhân nên đến cơ sở phục hồi chức năng tập luyện.