Khoa Cấp cứu và Chống độc

22/11/2018 Lúc 7:13sáng Người đăng: JK Nguyễn

Slogan: ‘‘ KHẨN TRƯƠNG – KHOA HỌC – CHÍNH XÁC – HIỆU QUẢ’’

Khoa Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp là Khoa lâm sàng được thành lập theo quyết định số 181/QĐ-BV-TCCB ngày 01 tháng 11 năm 2014 trên cơ sở tách từ Khoa  Hồi sức cấp cứu. Với chỉ tiêu giường bệnh được giao năm 2022 là 35 giường, Khoa có nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh trên địa bàn huyện Thanh Trì , Thường Tín và khu vực các Huyện, Tỉnh thành lân cận. Khoa còn là cơ sở thực hành, thực tập của sinh viên các trường trong và ngoài nước như : Đại học Y Hà Nội, ĐH Y Tế Công Cộng, Trường ĐH Liège Vương quốc Bỉ.

Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ: Tầng 1, toà nhà A1, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp.

          Số điện thoại: 02436864383 – 0973078757

 I.VỀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ:

    1.Nhân sự  gồm:

42 nhân viên

13 Bác sĩ :  03Bs CKII, 05 Thạc sĩ

29 Điều dưỡng : 20 Cử nhân Đ.D

      2.Lãnh đạo khoa:

Trưởng khoa: Bác sỹ CKII LÝ CÔNG HINH.

Phó trưởng khoa: Bác sỹ CKII ĐẶNG HẮC DƯƠNG.

Điều dưỡng trưởng khoa: CN NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM

1

    II.CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ:

  1. Khoa là một trung tâm cấp cứu tổng hợp: Cấp cứu 24/24/7 các trường hợp nguy kịch, cấp cứu chấn thương, thảm hoạ, cấp cứu ngoại viện… Thực hiện các kỹ thuật về cấp cứu, điều trị hồi sức tích cực, chống độc như: Thở oxy, thở CPAP, thở máy xâm nhập, thở HFO, thở máy dòng cao, đặt Catheter tĩnh mạch, động mạch, lọc máu, chạy thận nhân tạo. Nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, điện giải, chống nhiễm trùng, nhiễm độc
  2. Tổ chức dây truyền cấp cứu cùng với các Khoa liên quan trong bệnh viện như: Khoa Tim Mạch, Khoa Chấn Thương, Khoa HSTC
  3. Đào tạo, cập nhật kỹ năng cấp cứu cho các nhân viên y tế trong bệnh viện, ngoài bệnh viện khi có yêu cầu.
  4. Tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn, hỗ trợ cộng đồng, tham gia phòng chống dịch…
  5. Tham gia các buổi hội chẩn chuyên môn, sinh hoạt khoa học, nghiên cứu khoa học. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại các văn bản hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền ban hành và nhiệm vụ khi Giám đốc phân công.
  1. TRANG THIẾT BỊ

      Khoa Cấp cứu và Chống độc được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại, tân tiến nhằm phục vụ cho công tác cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp – Bệnh viện chuyên khoa hạng I. Hệ thống trang thiết bị y tế tiêu biểu có thể kể tới như:  Máy thở, HFNC , Máy sốc điện,  Monitor đa thông số…

Hình ảnh một số trang thiết bị:

2

Máy thở xâm nhập

3

Máy thở xâm nhập

4

Máy Monitor đa thông số

  1. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
  2. Các phương pháp điều trị kỹ thuật cao

        Khoa Cấp cứu và Chống độc đang áp dụng những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến nhất trên Thế giới trong lĩnh vực cấp cứu giúp các bác sỹ có thể điều trị bệnh rất hiệu quả như: Lọc máu liên tục; Thở máy cao tần; Đặt các Catheter tĩnh mạch trung tâm và các Catheter động mạch xâm lấn theo dõi tại giường; Hồi sức sau phẫu thuật tim mạch, sọ não…

2.Công tác điều trị

       Các bệnh lý thường găp tại Khoa hầu như bao trùm tất cả các chuyên ngành như:

          + Hồi sức: suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn nước điện giải, điện giật, ngạt nước…

          + Chống độc: ngộ độc thuốc, hóa chất các loại (Paraquat, thuốc tẩy rửa…).

          + Bỏng: hồi sức bệnh nhân bỏng nặng, sốc bỏng.

          + Tim mạch: sốc tim, suy tim nặng, phù phổi, rối loạn nhịp tim, hồi sức sau phẫu thuật tim.

          + Hô hấp: viêm phổi nặng, hen phế quản nặng, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi.

          + Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa nặng, tiêu chảy mất nước,…

          + Thận: suy thận cấp.

          + Nội thần kinh: xuất huyết não, nhồi máu não, các bệnh lý thần kinh – cơ như bệnh lý           nhược cơ, hội chứng GuillainBarré,….

          + Da liễu: dị ứng thuốc nặng, Stevens – Johnson,…

          + Cai rượu: Bệnh nhân nghiện rượu..

   Hình ảnh hoạt động chuyên môn:

5

Điều trị cho người bệnh nặng nhiễm COVID – 19

6

Điều trị cho người bệnh nặng nhiễm COVID – 19

7

Cấp cứu NTH cho NB đang can thiệp mạch vành

8

 Mở nội khí quản cho người bệnh

9

 Chăm sóc người bệnh nặng điều trị nhiễm COVID – 19

  1. Hợp tác chuyên môn

     Khoa Cấp cứu-Chống độc được sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia đầu nghành trong nước về Hồi sức cấp cứu, liên kết chặt chẽ với các bệnh viện lớn trên địa bàn TP Hà Nội như: Bạch Mai, ĐH Y Hà Nội, Việt Đức, Bệnh viện Tim Mạch Quốc Gia, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện E…

 Cố vấn hỗ trợ chuyên môn:

1

GS.TS Nguyễn Đạt Anh CT hội CC HN-Trưởng Bộ môn CC ĐHY HN

 2

Ts Đỗ Ngọc Sơn  Phó giám đốc Trung tâm HSTC-Bệnh viện Bạch Mai

  3

PGS.TS Hoàng Bùi Hải trưởng khoa cấp cứu BV ĐHY Hà Nội

  1. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT

– Khoa Cấp cứu và Chống độc có chỉ tiêu giường bệnh năm 2022 là 35 giường bệnh nhưng thực kê 42 giường. Hàng năm Khoa tiếp nhận khoảng 30-40 ngàn lượt người bệnh đến khám và điều trị nội trú.

– Đặc biệt trong chuyên ngành Cấp cứu khoa đã điều trị thành công nhiều ca nặng như: sốc phản vệ, sốc nhiễm khuẩn nặng, viêm phổi suy hô hấp nặng, hen phế quản nặng có liên quan thở máy, cai máy thành công nhiều trường hợp, bệnh nhân cai rượu, đặc biệt gần đây do dịch bệnh khoa còn điều trị cho những bệnh nhân bị covid – 19 trở nặng…..

– Điều trị thành công 100 % bệnh nhân  cai rượu

– Tham gia khám sức khoẻ và các phong trào ở khu vực.

– 100 % cá nhân đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có cá nhân xuất sắc tiêu biểu tham gia chống dịch nhận bằng khen của các cấp.

Đặc biệt với những nỗ lực không ngừng vì sứ mệnh cứu chữa người bệnh, năm 2021 đội ngũ y bác sỹ Khoa Cấp cứu và Chống độc đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và PTNN, Công đoàn Nghành, Lãnh đạo Bệnh viện tặng bằng khen vì những thành tích xuất sắc đáng ghi nhận trong công tác khám chữa bệnh.

Hình ảnh một số thành tích đã đạt được:

 2 3 5

  VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

       – Khoa Cấp cứu – Chống độc phấn đấu phát triển thành một trung tâm cấp cứu tổng hợp thực hiện các kỹ thuật cấp cứu chuyên sâu, hiện đại.

       – Bệnh viện cũng có kế hoạch tiếp tục mở rộng Khoa Cấp cứu – Chống độc về cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm các trang thiết bị hiện đại để tiếp tục thực hiện và áp dụng các kỹ thuật cao, chuyên sâu trong chuyên ngành Cấp cứu và chống độc.

      – Liên tục cử cán bộ đi học nâng cao, tập huấn thường xuyên để cập nhật kiến thức mới về áp dụng tại Khoa góp phần đạt kết quả cao trong điều trị người bệnh.

      – Tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế tại Khoa.

4

VÌ SỨC KHOẺ CỦA BẠN,CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG

Các tin liên quan