Ưu tiên hàng đầu cho thành công của bệnh viện: Kỹ năng giao tiếp ứng xử

01/12/2020 Lúc 10:20sáng Người đăng: Châu Hà

Thực hiện Kế hoạch 503/KH-BYT 2019 về thực hiện Đề án văn hóa công vụ và Quyết định 1847/QĐ-TTg 2018 về phê duyệt Đề án văn hóa công vụ, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp cùng Hội điều dưỡng Hà Nội tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho nhân viên y tế năm 2020.

Với mục tiêu luôn hướng tới nâng cao sự hài lòng của người bệnh, việc cập nhật các kiến thức là vô cùng quan trọng đối với nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, đặc biệt là trong nội dung về giao tiếp ứng xử khi mà người điều dưỡng là người tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất, Phòng Điều dưỡng đã cử 2 nhân viên của phòng đến buổi tập huấn để từ đó về truyền đạt lại kiến thức này đến toàn viện và cùng chung tay thực hiện tốt, nâng cao kỹ năng giao tiếp.

9b0287a4afaa5ef407bbNgười bệnh (NB) và người nhà người bệnh (NNNB) khi vào viện luôn mang tâm trạng buồn, lo lắng, đau đớn, thậm chí chán nản … nên đòi hỏi CBYT ngoài việc phải có trình độ về chuyên môn còn cần phải có kỹ năng, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.

Ngày nay giao tiếp cũng là một trong ba yếu tố làm tăng hiệu quả của việc chăm sóc và điều trị. NB vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế (sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu,…) mà còn phải được chăm sóc bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của CBYT với NB.

Ngoài sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự áp dụng các máy móc và trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, điều trị thì khâu giao tiếp trong bệnh viện là yếu tố quan trọng, góp phần làm cho NB yên tâm, hợp tác điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh cho NB.

8ac49626b12840761939

Tính nhạy cảm, lòng nhân ái, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của CBYT nói chung, bác sĩ và điều dưỡng nói riêng thể hiện nhân cách, trình độ và sự tin cậy của NB để NB yên tâm, tin tưởng giao phó tính mạng cho chúng ta.

Kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc với NB và thân nhân của họ là vấn đề gần như bắt buộc để tạo sự đồng cảm, chia sẻ. Chính sự đồng cảm, chia sẻ có thể giúp thân nhân và NB giải tỏa nỗi lo bệnh tật, tạo sự thông cảm giữa NB và thầy thuốc. Đó cũng là nét văn hóa trong ứng xử, để NB cảm thấy hài lòng và muốn quay trở lại bệnh viện khi chẳng may bị đau ốm.

Vì vậy giao tiếp, ứng xử với NB trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà các CBYT cần quan tâm trong khám bệnh, chữa bệnh.

Đây là sự ưu tiên hàng đầu của Phòng Điều dưỡng trong thời gian tới bằng việc tổ chức buổi tập huấn về văn hóa công vụ ngành Y tế, đẩy mạnh giao tiếp ứng xử cho điều dưỡng, đây là mấu chốt thành công của tập thể các khoa/phòng và của cả BV.

Các tin liên quan