Khoa Ngoại Chấn thương triển khai kỹ thuật bơm xi măng sinh học vào cột sống

16/01/2020 Lúc 11:46sáng Người đăng: Việt Ny

Ngày 11/1/2020 vừa qua, bệnh nhân nữ 78 tuổi nhập viện tại khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp do tai nạn sinh hoạt, ngã đập mông xuống nền cứng, Sau tai nạn, bệnh nhân bị đau nhiều vùng lưng, không đi lại được. Các bác sĩ chẩn đoán chấn thương cột sống lún xẹp D11. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thủ thuật bơm xi măng sinh học vào đốt sống bị xẹp. Thủ thuật diễn ra thành công, bệnh nhân cảm thấy giảm đau rõ rệt và đi lại được.

3229699b88f070ae29e1

Kỹ thuật bơm xi măng sinh học là thủ thuật đưa xi măng sinh học vào đốt sống bị xẹp bằng một ống thông rất nhỏ chọc qua da, chọc qua cuống sống và bơm vào thân đốt sống bị lún xẹp. Chất xi măng sinh học (P.M.E) được đưa vào làm phồng đốt sống, đông cứng và cố định các mảnh gãy. Phương pháp được thực hiện dưới máy X-Quang tăng sáng truyền hình. Kỹ thuật này được dùng cho một số bệnh nhân gặp phải các vấn đề như: bệnh nhân loãng xương bị xẹp đốt sống, người bị u máu thân đốt, một số tổn thương u gây tiêu hủy thân đốt sống.1410b0785113a94df002 e4cb27c1c6aa3ef467bb

Bơm xi măng sinh học là một phương pháp hiện đại và rất ít gặp biến chứng. Thời gian thực hiện thủ thuật trong vòng 1 tiếng, gây tê tại chỗ và bệnh có thể xuất viện trong khoảng 2-3 ngày. Khác với các phương pháp can thiệp như mổ cố định. Mổ cố định có đường mổ lớn, người bệnh tuổi cao sẽ không có đủ điều kiện sức khỏe, sức chịu đựng kém và phương pháp này mất hàng tuần để hồi phục. Bơm xi măng sinh học, bên cạnh đó, có hiệu quả tức thì, bệnh nhân cảm thấy giảm đau rõ rệt . Đây là phương pháp khá an toàn vì ít can thiệp, phục hồi nhanh, hiệu quả tốt.  

Bác sĩ Văn – trưởng khoa Ngoại Chấn thương cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có 28-35% người trên 64 tuổi bị ngã hàng năm. Ngã ở người cao tuổi rất phổ biến tuy nhiên có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng và có thể tàn tật suốt đời. Việc té ngã có thể đơn giản chỉ gây va đập nhẹ nhưng bệnh nhân và người nhà không nên chủ quan, cần đến khám tại bệnh viện kịp thời, không điều trị bằng các đắp lá, chiếu đèn mà cần được bác sĩ khám, chẩn đoán, điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.

Châu Hà – PĐD

Các tin liên quan