Trong thời gian qua, tại Bệnh viện Nông Nghiệp đã cấp cứu nhiều cháu nhỏ bị lồng ruột thành công bằng phương pháp tháo lồng, khi các bậc phụ huynh hiểu biết về bệnh lồng ruột ở trẻ em sẽ tránh được các biết chứng đáng tiếc xảy ra.Nguyên nhân của bệnh lồng ruột vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có một số yếu tố nguy cơ như khi trẻ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột với sự gia tăng của bệnh lồng ruột.
Lồng ruột là tình trạng bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây lên hội chứng tắc ruột cơ học làm cản trở lưu thông của đường tiêu hoá và cản trở tuần hoàn mạch máu của ruột. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (gặp nhiều ở lứu tuổi 3-0 tháng, trẻ bụ bẫm).
Nghĩ đến bệnh lồng ruột khi: Trẻ đột nhiêu có biểu hiện khóc thét từng cơn, bỏ bú, nôn vọt, đi ngoài phân có máu. Khi đó các bà mẹ cần phải đưa cháu đến cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra như thủng ruột, hoại tử ruột, sốc nhiễm trùng…
Tại bệnh viện Nông Nghiệp đã triển khai tháo lồng cho các cháu bị lồng ruột đến sớm bằng phương pháp bơm hơi qua ngả hậu môn, phần lớn các trường hợp lồng ruột đều tự tháo được dưới áp lực của hơi. Tuy nhiên có những trường hợp bị lồng ruột mà gia đình đưa đến cấp cứu muộn hoặc lồng ruột quá chặt thì phải mổ cấp cứu để tháo lồng bằng tay.
Trẻ có thể bị lồng ruột nhiều lần và khó biết được khi nào bệnh lồng ruột lại xảy ra, vì vậy sự hiểu biết của các bà mẹ về bệnh lồng ruột là rất cần thiết để đưa trẻ đến khám sớm để tháo lồng bằng bơm hơi!
Thạc sỹ-BS. Lê Văn Lễ
Phụ trách Trung tâm Bác sỹ gia đình
Nguồn tin : Bệnh viện Nông nghiệp