Cứu sống cụ bà gần 90 tuổi nhiễm trùng đường mật nặng do sỏi mật tái phát – Tắc mật do sỏi kẹt ống mật chủ

24/11/2021 Lúc 10:03sáng Người đăng: Phạm Thị Thu Hà

Ngày 19/10/2021, các bác sỹ Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vừa cứu sống bệnh nhân nữ 89 tuổi có tiền sử mổ mở cắt túi mật và lấy sỏi OMC 3 lần, có đặt máy tạo nhịp tim 4 năm. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng đường mật nặng do sỏi mật tái phát – Tắc mật do sỏi kẹt ống mật chủ.

Nếu phải phẫu thuật hở để xử lý tình trạng nhiễm trùng đường mật rất nặng thì khả năng bệnh nhân sẽ không qua khỏi, do sức khỏe yếu và quá lớn tuổi, nên các bác sỹ đã thực hiện đặt dẫn lưu đường mật cấp cứu. Dịch mật đặc đen đục ra ngay 100ml tại phòng DSA. Sau điều trị 7 ngày, tình trạng bệnh ổn định, bệnh nhân được chỉ định tán sỏi mật qua da.

Bệnh nhân hiện tuổi cao, sức yếu, suy kiệt nặng cùng bệnh lý tim mạch nhiều năm là thách thức lớn đối với các Bác sỹ.

Gia đình nhiều lần xin về chờ đợi…. Nhờ có sự quyết tâm và cố gắng hết sức để điều trị tích cực cho bệnh nhân. Vì vậy, may mắn đã mỉm cười.

Bệnh viện đã hội chẩn, phối hợp đa chuyên khoa Cấp Cứu Chống Độc – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Ngoại Tổng hợp – Khoa Hồi sức tích cực – Khoa Tim mạch Nội tiết – Khoa Gây mê hồi sức và đã đem lại sức sống mới cho bệnh nhân.

Niềm hạnh phúc, tự hào và yên tâm khi có sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của các bác sỹ của các khoa. Bệnh viện Đa khoa chúng tôi luôn đem lại nhiều lợi thế khi điều trị các ca bệnh nặng đối với bệnh nhân.

Untitled

1

2

3

Nhiễm trùng đường mật là một bệnh lý nguy hiểm và dễ tái phát gây ra nhiều biến chứng nên phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Muốn làm được điều này, chúng ta cần:

– Giảm thiểu dung nạp thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,…

– Tăng cường vận động đường mật bằng một số loại thức ăn như trái cây, rau xanh, sữa,… để sỏi mật bị đẩy ra ngoài.

– Vận động thể dục thể thao đều đặn để tăng nhu động mật, tăng hoạt động cơ từ đó giảm ứ trệ cũng như nguy cơ sỏi và nhiễm khuẩn đường mật.

– Có chế độ ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ để mật tham gia vào quá trình tiêu hóa, không lắng đọng sỏi gây nhiễm khuẩn. 

– Tẩy giun 3 – 6 tháng/ lần để loại bỏ nguy cơ giun chui ống mật.

Mặc dù các biểu hiện nhiễm trùng đường mật là khá điển hình nhưng không phải ai cũng có những biểu hiện ấy. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cũng được xem là phương pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này. 

Các tin liên quan