Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ

31/05/2022 Lúc 10:06sáng Người đăng: Phạm Thị Thu Hà

Picture1-11

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai thường phát hiện từ tuần 24 đến tuần 28. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố, tăng các hóc môn làm tăng đường máu, từ đó xảy ra tình trạng kháng Insulin và gây ra đái tháo đường.

dai-thao-duong-thai-ky-3

  1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng
  • Hầu hết bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ đều có thể kiểm soát đường huyết của mình bằng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc thay đổi lối sống. Việc tuân thủ đúng kế hoạch ăn uống có thể giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ, bảo vệ bản thân và thai nhi.
  • Đối với một số bà mẹ, nếu chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất vẫn không đủ để kiểm soát đường huyết, có thể phải dùng insulin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý, được xây dựng dựa trên trạng thái riêng của mỗi bà mẹ sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu, cân bằng các chất dinh dưỡng.
– Đảm bảo sự phát triển đầy đủ của mẹ và thai nhi.

– Giúp kiểm soát đường máu theo mục tiêu, tránh tăng đường sau ăn và giảm nguy cơ hạ đường máu (glucose máu ≤ 3,9 mmol/L).

Tình trạng trước khi mang thai Mức tăng cân

 

3 tháng đầu 3 tháng giữa 3 tháng cuối
Bình thường

18.5 ≤BMI≤ 24.9

+ 1kg + 4-5kg + 5-6kg
Gầy

BMI < 18.5

Đạt 25% cân nặng trước khi có thai
+ 2% + 10% + 13%
Thừa cân, béo phì

BMI ≥ 25

Đạt 15% cân nặng trước khi có thai
+ 1% + 6% + 8%

  1. Nguyên tắc dinh dưỡng
    • Năng lượng ăn vào theo khuyến nghị để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi:
    – 3 tháng đầu: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
    – 3 tháng giữa: 36 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
    – 3 tháng cuối: 38 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ ngày
    Đối với phụ nữ mang thai có béo phì trước đó (BMI ≥ 30), giảm 33% năng lượng ăn vào so với ước tính theo khuyến nghị ở trên.
    • Tỷ lệ các chất sinh năng lượng:

(Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua):
– Glucid (chất đường bột): 50-55% tổng năng lượng
– Protid (chất đạm): 15-20% tổng năng lượng
– Lipid (chất béo): 25-30% tổng năng lượng
• Đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết
• Tăng cường chất xơ ( 25-35g chất xơ/ngày)
• Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường máu (GI) thấp
• Tạo thói quen ăn uống, đảm bảo số bữa ăn trong ngày (4 – 6 bữa), phân chia giờ ăn hợp lý.

  1. Chế biến thực phẩm
    – Hạn chế các món rán, nên chế biến dầu thực vật ở nhiệt độ dưới 100oC
    – Không nên dùng tinh bột chế biến ở nhiệt độ cao (nướng, rán…) như khoai nướng, bắp nướng, khoai tây chiên, bỏng ngô, cơm cháy, gạo lứt rang…
    – Ăn trái cây nguyên múi, nguyên miếng thay vì uống nước ép để tận dụng chất xơ.
    b. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường máu thấp
    – Chỉ số đường máu (GI) là khả năng làm tăng glucose máu sau ăn của một loại thực phẩm so với một thực phẩm chuẩn (đường glucose hoặc bánh mì trắng).
    – 2 loại thức ăn có lượng đường giống nhau, thì loại có GI cao hơn sẽ làm đường máu tăng nhanh hơn. Do đó nên lựa chọn các thực phẩm có GI thấp và phối hợp các loại thức ăn có chỉ số đường huyết khác nhau trong bữa ăn.

Ví dụ: Ăn cơm (GI cao) nên kèm thêm rau xanh (GI thấp). Nên ăn rau trước để giảm hấp thu đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm.

Các bảng chỉ số đường huyết (GI) của một số loại thực phẩm thường gặp:

  • Phân chia bữa ăn trong ngày

– Đảm bảo tối thiểu 3 bữa chính: sáng, trưa và tối. Phân bố năng lượng giữa các bữa ăn hợp lý.
– Với những thai phụ cần bổ sung dinh dưỡng hoặc bước vào quý cuối của thai kỳ, tăng thêm số bữa phụ theo nhu cầu từ 1-3 bữa/ngày.
– Duy trì giờ ăn hợp lý, không thay đổi giờ ăn liên tục. Không nên ăn sáng quá muộn.
– Bữa phụ nên cách bữa chính khoảng 2 tiếng, không nên ăn lặt vặt nhiều lần trong ngày sẽ làm đường máu luôn ở duy trì mức cao.
– Bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng, không ăn quá nhiều như bữa chính, không chọn nhóm thức ăn giàu tinh bột. Có thể sử dụng sữa, trái cây ít ngọt hoặc các loại hạt cho bữa phụ. Ví dụ: khoảng 2-3 múi bưởi, 1/2 quả táo, 1/2 quả ổi, 1/2 quả cam, quýt, 200 ml sữa tươi không đường/ngày hoặc 1 cốc sữa chua không đường/ngày (Sữa là 1 dạng carbohydrat lỏng, uống nhiều 1 lúc có thể làm tăng đường máu do đó có thể chia nhỏ).

dinh-duong-cho-phu-nu-mac-dai-thao-duong-thai-ky

Bà mẹ cần chú ý: Cần thường xuyên kiểm tra cân nặng, tăng cân vừa phải, không được để giảm cân trong quá trình thực hiện chế độ ăn; Uống vitamin, canxi, acid forlic, sắt theo chỉ định; Tập thể dục ít nhất 30 mỗi ngày để cải thiện tình trạng kháng Insulin nếu không có chống chỉ định về sản khoa.

Các tin liên quan