CẢNH BÁO DIỄN BIỄN KHÓ LƯỜNG VỀ DỊCH SỞI

23/07/2019 Lúc 11:29sáng Người đăng: Việt Ny

     Bệnh sởi thường diễn ra vào mùa đông xuân, khi giao mùa giữa xuân sang hè là lúc thời tiết ấm lên thì dịch bệnh thường thuyên giảm. Nhưng đến thời điểm hiện tại giữa mùa hè nóng nắng thì dịch bệnh vẫn chưa có những chuyển biến tích cực, số lượng người bệnh mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Từ đầu tháng 4 đến nay Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp tiếp nhận 53 ca mắc sởi.

     Tiêm mũi vắc xin sởi đầu tiên cho trẻ lúc 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 được tiêm sau 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc sởi của trẻ dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ gia tăng. Trẻ nhỏ mắc sởi thì triệu chứng thường nặng hơn do sức đề kháng của trẻ chưa cao. Điều này cho thấy tình trạng mắc dịch bệnh đã có những thay đổi về đặc điểm khiến chúng ta cần phải lưu tâm hơn về dịch sởi.

     Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trên thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong 4 tháng đầu năm 2019, 170 nước trên thế giới đã ghi nhận các ổ dịch sởi với ít nhất 112.163 trường hợp mắc, trong đó có nhiều nước có số trường hợp mắc cao như: Công hòa dân chủ Congo, Madagascar, Sudan, Ethiopia, Yemen, Ukraine, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Myanmar, Philippines, Thailand and India, Pakistan, và Brazil.

     Số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, đặc biệt tại châu Phi cao nhất tới 700%, so với cùng kỳ năm 2018. Sự gia tăng số mắc sởi đã thành xu hướng rõ ràng trên phạm vi toàn cầu với các ổ dịch sởi tại nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra việc e ngại sử dụng vắc xin phòng sởi là mối đe dọa lớn toàn cầu.

     Ở nước ta, đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.

     Thống kê từ đầu mùa dịch năm 2019 trên 29/30 quận huyện của thành phố Hà Nội, số ca mắc sởi đã lên đến 2600 ca. Tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp từ đầu mùa dịch đến nay đã tiếp nhận 99 ca mắc sởi.

Slide1

Slide2

Slide3

Hình ảnh biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mắc sởi

     Để cùng với thành phố, quốc gia phòng chống dịch sởi thì tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cũng có thực hiện một số các biện pháp giúp tăng cường phòng chống dịch bệnh:

  • Tích cực chẩn đoán bệnh sớm, cách ly kịp thời. Phân công cán bộ nhân viên đi làm sớm và làm khi hết bệnh nhân mới nghỉ.
  • Giáo dục sức khỏe, tuyên truyền đến người bệnh để phòng tránh
  • Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế dự phòng của khu vực để giúp phát hiện, điều trị và phòng dịch bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.
  • Đưa ra lời khuyên cho cộng đồng: Ăn uống đảm bảo vệ sinh, tăng cường ăn trái cây, uống nước sinh tố, có chế tập thể dục hợp lý để nâng cao sức khỏe.
  • Chủ động tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng quốc gia và tiêm phòng nhắc lại đối với những người đã tiêm được trên 10 năm.
  • Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện

Các tin liên quan