Bệnh trẻ thường gặp giao mùa Đông Xuân và cách phòng tránh

31/10/2015 Lúc 12:54sáng Người đăng: admin

     Miền Bắc nước ta đang bước vào mùa đông xuân với thời tiết lạnh, cộng với mưa phùn, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển.Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp tìm hiểu các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa đông-xuân và cách phòng tránh.

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất. Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.

Các bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa Đông Xuân là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA, viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang… Các triệu chứng thông thường là sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm…

Nếu các bệnh trên không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi…gây khó thở, suy hô hấp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

n1

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất giao mùa đông xuân. (Ảnh minh họa)

Do vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng; cần mặc đủ ấm khi đi đường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh các nơi có khí than, khói bụi, khói thuốc lá,…

Đối với trẻ có triệu chứng trên, cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng(TCM) là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan thành dịch rất nhanh, dễ thành dịch. Bệnh chủ yếu do Enterovirus E71 và coxackievirus A16 gây nên, ngoài ra còn do một số loại virus đường ruột khác.Bệnh lây từ người sang người qua dịch tiết mũi họng, phân và cả dịch từ mụn nước…

Bệnh TCM biểu hiện chủ yếu là các mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong vòm miệng, có thể ở cả mông, đầu gối…Trẻ có thể sốt hay không sốt. phần lớn các trường hợp tiến triển lành tính và ổn định trong vòng khoảng 01 tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nặng, có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim…có thể gây tử vong.

 n2

Bệnh TCM rất hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và dễ lây lan thành dịch.

Hiện bệnh TCM vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh, cách ly trẻ với các trẻ bị bệnh. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch. Bệnh do virus Dengue gây ra, lây từ người sang người qua trung gian là muỗi. Muỗi truyền virus Dengue gây sốt xuất huyết chủ yếu là muỗi Aedes agypti, ngoài ra còn là Aedes Albopictus.

Muỗi Aedes đẻ trứng, sau đó trứng phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy thường sống trong các dụng cụ chứa nước gia đình hay ở ngoài nhà như rãnh nước, ao hồ.

Ở nước ta, mùa dịch ở miền bắc thường bắt đàu vào tháng 6,7 và đạt đỉnh cao vào các tháng 8,9,10,11. Ở miền nam dịch có xu hướng xuất hiện quanh năm, tăng lên từ tháng 4 và đạt đỉnh cao vào các tháng 6,7,8.

 n3

Vòng đời của muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao liên tục 39-40 độ C. Kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Có thể có các chấm, nốt hay mảng xuất huyết dưới da. Các trường hợp nặng có thể có xuất huyết nội tạng, sốc…gây tử vong.

Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh trên, cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Hiện chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Ngoài ra cần tránh bị muỗi đốt bằng cách nằm màn, sử dụng các hóa chất chống muỗi…

Bệnh tiêu chảy

n4

Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em nhỏ có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tiêu chảy cấp ở trẻ em xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Bệnh thường báo hiệu sớm bởi trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, ngày hôm trước rồi đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày, nôn, mất nước.
Kèm theo với tiêu chảy phân lỏng, trẻ có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhầy, có máu, mót rặn đau quặn bụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn lỵ

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ và nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

1, Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh rửa ráy cho trẻ.
2, Đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực phẩm an toàn sạch sẽ, nấu chín.
3, Nước sạch.
4, Phân được xử lý an toàn.
5, Bú sữa mẹ và ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng.
6, Tiêm chủng phòng sởi, vacxin phòng tiêu chảy do Rota viruts.

Các bệnh ngoài da.

Mùa  Đông – Xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát nhiều lần như bệnh viêm da, dị ứng… Đây là những căn bệnh gây khó chịu rất nhiều cho trẻ như gây ngứa ngáy, trẻ khó chịu hay quấy khóc và gãi chỗ ngứa làm chảy máu, rất dễ bị nhiễm trùng da.

Các bậc phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh.

Viêm mũi dị ứng

Mùa đông xuân, không khí lạnh ẩm gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi ở trẻ. Đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Khi trẻ hít phải phấn hoa, trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mủi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Viêm giác mạc

Virus gây viêm giác mạc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm nên trong mùa xuân, các mẹ hãy chú ý cho con đeo kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người.

     Khi con bạn có các dấu hiệu của bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác, hiệu quả nhất!

Nguồn: Khoa Nhi-Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp.

Các tin liên quan