Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho Điều dưỡng – Hộ sinh – Kỹ thuật viên đồng thời mang lại chất lượng chăm sóc, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp tổ chức “Hội thi Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên trẻ giỏi, thanh lịch năm 2020” với mục tiêu phát động phòng trào thi đua trong công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh của đội ngũ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Trường Đại học Đa khoa Nông nghiệp; Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử, thái độ phục vụ người bệnh của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, hướng đến sự hài lòng của người bệnh; Đánh giá kết quả tay nghề, kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp cho những năm tiếp theo.
Được sự quan tâm và cho phép của Ban Giám đốc , Đảng Ủy Bộ phận Bệnh viện, hội thi được tổ chức với 03 phần thi: Lý thuyết, Thực hành và giao tiếp ứng xử cho các thí sinh trẻ đã công tác dưới 5 năm tại viện từ tất cả các khoa lâm sàng. Để nâng cao kiến thức và chuẩn bị tốt cho cuộc thi, Phòng Điều dưỡng kết hợp cùng Trung tâm đào tạo, hợp tác và nghiên cứu khoa học tổ chức các buổi tập huấn cho các thí sinh.
Ngày 22/09 là buổi tập huấn về thông tư 51/2107/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bác sĩ Hinh khoa cấp cứu giảng dạy. Đây là một nội dung cơ bản và quan trọng mà tất cả các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đều phải nắm vững, đặc biệt với các điều dưỡng trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Buổi học đã diễn ra với sự hào hứng, trao đổi sôi nổi và nghiêm túc của các bạn điều dưỡng.
Buổi tập huấn tiếp theo được tổ chức là buổi học về giao tiếp ứng xử, với chuyên đề: “hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp trong khám chữa bệnh” được cố vấn Thạc Sĩ Trần Thị Hà trực tiếp hướng dẫn. Khi bệnh nhận đến bệnh viện, người họ tiếp xúc đầu tiên và nhiều nhất chính là người điều dưỡng, vậy nên không quá khi nói rằng hình ảnh người điều dưỡng là bộ mặt của bệnh viện. Điều dưỡng được tập huấn từ diện mạo, tư thể, nghi thức lễ nghĩa, cách ứng xử trong thực hành chăm sóc và cách chủ động phòng ngừa rủi ro. Đây là nội dung yêu cầu sự tập luyện chăm chỉ để mỗi dáng đi cử chỉ đều trở thành một thói quen hàng ngày của người điều dưỡng. Chính vì vậy việc thực hành là vô cùng quan trọng, các thí sinh trong buổi học không chỉ được học lý thuyết mà sau đó còn được trực tiếp thực hành những nội dung đã học. Thạc sĩ Hà đã hướng dẫn một cách chi tiêt từ thần thái,trang phục, dáng đi, cách ngồi, …