Tạo hình đốt sống qua da hay còn gọi là đổ xi măng đốt sống là kĩ thuật bơm vào thân đốt sống bị xẹp hỗn dịch xi măng sinh học (Methylmethacrylate) qua ống thông (Troca) được chọc qua da dưới hướng dẫn của CARM mà không cần phải phẫu thuật.
Mục đích của phương pháp này có tác dụng giảm đau và làm bền vững thân đốt sống.
Những chỉ định thường được áp dụng:
- Xẹp đốt sống do loãng xương gây đau hoặc lún xẹp do chấn thương
- U máu thân đốt sống thể tiến triển.
- Các tổn thương u gây tiêu hủy thân đốt sống
Kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da bằng bơm xi măng sinhhọc (Vertebroplasty)
- PTVsẽ sử dụng một kim chuyên dụng chọc vào thân đốt sống để bơm xi măng. Xi măng sinh học giúp bền vững thân đốt sống, từ đó làm giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên sau khi bơm, những đốt sống bị xẹp vẫn chưa trở lại hình dáng ban đầu do áp lực bơm chưa đủ làm nở đốt sống. Mặt khác, đôi khi do đốt sống bị xẹp nặng, dưới áp lực bơm, xi măng có thể tràn ra ngoài đốt sống.
- Là kỹ thuật hiện đại nhất đang được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới. Bệnh nhân sau khi gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên sẽ dùng một kim chuyên dụng có bóng ở đầu chọc vào thân đốt sống dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng. Sau đó, quả bóng sẽ được bơm căng lên để làm nở đốt sống, trả lại hình dáng ban đầu. Sau khi rút bóng ra, xi măng sẽ được bơm vào khoảng trống vừa tạo trong đốt sống, mà không chịu áp lực. Do đó xi măng ít có khả năng tràn ra ngoài. Đốt sống sau khi trở lại hình dáng ban đầu sẽ tránh nguy cơ gù, trượt cột sống cho bệnh nhân về sau. Như vậy, kỹ thuật này đã khắc phục tất cả các nhược điểm của Vertebroplasty, mà vẫn làm bền vững thân đốt sống, giảm đau cho bệnh nhân
Biến chứng thường gặp:
- ít gặp, tỉ lệ biến chứng nói chung dao động trong khoảng 1-3% tùy theo nguyên nhân xẹp đốt sống.
- Các biến chứng nhẹ, không cần phải xử lý tiếp theo.
- Tràn xi măng vào đĩa đệm.
- Tràn xi măng vào tĩnh mạch quanh đốt sống.
- Tràn xi măng vào tổ chức phần mềm quanh đốt sống.
- Các biến chứng nặng hơn có thể cần phải phẫu thuật bao gồm.
- Tràn xi măng vào ống sống chèn ép tủy.
- Nhồi máu phổi mức độ nặng
Ưu điểm:
- Hiệu quả điều trị cao và bền vững.
- Là phương pháp can thiệp tối thiểu (chỉ cần rạch 1 hoặc 2 lỗ có đường kính 5mm trên da.
- Thời gian nằm viện ngắn (bệnh nhân chỉ cần theo dõi trong viện khoảng 1 ngày).
- Thời gian hồi phục nhanh chóng (bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lai 4 giờ sau khi được THĐS)
Nhược điểm:
- Kĩ thuật phải được tiến hành ở các trung tâm có máy Xquang tăng sáng truyền hình.
- Phẫu thuật viên chuyên khoa
Một số trường hợp được tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp:
- Trường hợp bệnh nhân nữ 61 tuổi, với chẩn đoán: Lún xẹp đốt sống L1, điều trị bằng phương pháp Bơm xi măng có bóng (Kyphoplasty baloon ), phẫu thuật ngày 19/11/2020.
- Trường hợp bệnh nhân nữ 71 tuổi, được chẩn đoán Lún xẹp L1, điều trị bằng phương pháp bơm xi măng không bóng.
Và nhiều ca bệnh lún xẹp đốt sống đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, với kíp Phẫu thuật chuyên sâu về cột sống BS.CKII Lê Việt – Trưởng khoa Ngoại chấn thương.
BN tự đứng dậy đi lại sau mổ 5 tiếng, giảm đau nhanh chóng, xuất viện ngày hôm sau.
Hệ thống máy Carm hiện đại bậc nhất tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
BN được điều trị lún đốt sống bằng PP bơm xi măng tái khám lại sau 1 tháng
Bơm xi măng điều trị lún xẹp đốt sống là phương pháp mới hiện đại đang được thực hiện tại BVĐK Nông Nghiệp. Phương pháp này ít xâm lấn, hiệu quả cao, thời gian nằm viện ngắn, có thể đi lại sau mổ vài giờ. Khoa Ngoại Chấn thương BVĐK Nông nghiệp đang triển khai rất thường xuyên kỹ thuật.
1 điều quan trọng là BHYT thanh toán cho kỹ thuật này, chi phí phải trả là rất thấp.
Nguồn tin: Việt Ny – Phòng Điều dưỡng