Nút mạch cấp cứu cầm máu bảo tồn thận trái cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông

13/05/2022 Lúc 4:07chiều Người đăng: Phạm Thị Thu Hà

     Hiện nay, khoa Ngoại Tổng Hợp và  khoa Chẩn đoán hình ảnh đã thành lập và triển khai kíp can thiệp chụp và nút mạch cấp cứu dưới hướng dẫn của máy DSA. Kíp có thể triển khai nhanh và kịp thời xử lý các ca bệnh chấn thương tạng gan, thận, lách, sinh dục. Trong đó, chấn thương thận chiếm tỉ lệ khá cao 10 -12 % tổng số các trường hợp chấn thương bụng kín. Nguyên nhân chủ yếu do TNGT chiếm 87%.

Cụ thể là trường hợp bệnh nhân Q.T.H (31 tuổi). Tiền sử : Bệnh nhân khỏe mạnh bị tai nạn giao thông 8 ngày trước.

Bệnh sử: Cách vào viện 8 ngày BN bị TNGT  xe máy – xe máy đập vùng mạn sườn trái xuống nền cứng.  Sau tai nạn, bệnh nhân tự sơ cứu và tự dùng thuốc giảm đau liên tục tại nhà. Ngày nay đau nhiều, mệt, đái máu đỏ kèm máu cục gia đình đưa bệnh nhân vào viện ngày 9/5/2022.

Qua thăm khám, bệnh nhân tỉnh, có niêm mạc da nhợt, bụng chướng nhiều, bầm tím vùng mạn sườn trái. Hố thắt lưng trái đầy, ấn đau nhiều. Tụ dịch máu khoang quanh thận trái. Mạch máu rốn thận không thấy tổn thương. Hình ảnh đụng dập, vỡ nhu mô nửa dưới thận trái không ngấm thuốc kích thước 70x 62 mm.Sau tiêm có các ổ giả phình mạch và chảy máu đang hoạt động.

Chẩn đoán: Chấn thương thận trái độ IV theo AAST.

Bệnh nhân được hội chẩn lãnh đạo Khoa Ngoại Tổng Hợp – Khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng chuyên gia Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có chỉ định can thiệp nút mạch cấp cứu cầm máu bảo tồn thận trái. Bệnh nhân đã được nút tắc hoàn toàn các nhánh mạch tổn thương bằng keo Histoacryl.

8

Kíp can thiệp cho bệnh nhân

4 5 6 7

2 9

Hiện tại: Sau can thiệp 3 ngày, bệnh nhân toàn trạng ổn định, da niêm mạc hồng, tình trạng đái máu cầm sau can thiệp và nhạt dần, sau 3 ngày sonde tiểu vàng không còn hồng máu. Toàn trạng cải thiện rõ rệt.

Trước đây điều trị CT Thận chủ yếu là phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ thận. Ngày nay cùng với sự tiến bộ và trang thiết bị hiện đại chụp CLVT  ổ bụng – MSCT và X- quang số hóa xóa nên – DSA việc chẩn đoán chính xác tổn thương và can thiệp nội mạch phát triển đã giúp cầm máu nhanh, chính xác, hiệu quả an toàn tính mạng và bảo tồn được thận tối đa.

CHỈ ĐỊNH :

  • Bệnh nhân CT Thận có đái máu, có tổn thương mạch trên SA Doppler hoặc các ổ giả phình, điểm chảy máu trên CLVT
  • Bệnh nhân có CT Thận có đái máu kéo dài
  • Bệnh nhân có CT Thận độ III trở nên theo AAST

CHỐNG CHỈ ĐỊNH :

  • Bệnh nhân chấn thương thận nặng có huyết động không ổn định sau khi đã hồi sức.
  • Bệnh nhân sốc tụt huyết áp do đa chấn thương nặng
  • Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang, suy gan, suy thận.
  • Chụp CLVT ổ bụng.

Các tin liên quan