Điều trị hiệu quả xẹp đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống

26/01/2021 Lúc 8:40sáng Người đăng: Phạm Hồng Anh

Bệnh nhân nữ, 79 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp với lý do đau chói cột sống thắt lưng sau khi bị trượt ngã trong toilet. Sau ngã bệnh nhân đau nhiều ở cột sống thắt lung, cử động đau chói, ấn dọc cột sống đau chói vùng cột sống ngực thắt lung, rất may 2 chân BN vẫn cử động được bình thường, đại tiểu tiện tự chủ.

Các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương thăm khám, ấn dọc cột sống thấy đau chói cột sống thắt lưng ngang đốt sống L2. Sau khi chụp MRI, Xquang cột sống thắt lưng, đo loãng xương bệnh nhân được chẩn đoán gãy xẹp đốt sống L1 do tai nạn sinh hoạt/ loãng xương.

BSCKI. Bùi Việt Phương – Khoa Ngoại chấn thương, BVĐK Nông nghiệp cho biết, hiện BV có nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị gãy lún đốt sống. Trong đó, bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da ( Percutaneous verterbroplasty ) là một can thiệp ít xâm xấm, có tỷ lệ biến chứng rất thấp. Sau khi hội chẩn và tư vấn người bệnh, người nhà người bệnh, các bác sĩ đã thực hiện can thiệp bơm xi măng sinh học tạo hình thân  đốt sống L1 dưới hướng dẫn của hệ thống máy DSA. Sau mổ 5 tiếng bệnh nhân đã có thể ngồi dậy đi lại được

Mục đích của tạo hình đốt sống có bóng là giảm đau do gãy xương, làm vững đốt sống và khôi phục chiều cao của đốt sống bị xẹp.

1

Hình ảnh MRI trước phẫu thuật.

Theo thống kê từ tháng 4/2020 đến nay, BV đã thực hiện thành công hơn 20 ca bệnh bằng kỹ thuật mới này. Tất cả các bệnh nhân sau can thiệp đều hết đau, ngồi dậy và đi được sau 1 ngày.

BS.CKI Bùi Việt Phương cho biết, các đối tượng dễ bị lún đốt sống bao gồm người bị loãng xương, người lớn tuổi, sau ngã ngồi đập mông xuống nền cứng. Triệu chứng cơ năng của xẹp đốt sống thường là đau chói cột sống, hình ảnh chụp Xquang thấy gãy lún đốt sống, trên MRI hình ảnh tăng tín hiệu, phù tủy xương đốt sống trên phim.

2 3

Thực hiện bơm xi măng trên máy DSA.

Chỉ định bơm xi măng tạo hình thân đốt sống được áp dụng cho bệnh nhân tự gãy lún đốt sống do loãng xương, gãy lún đốt sống sau ngã ngồi, u máu đốt sống (Hemangioma) gây xẹp đốt sống, u di căn đốt sống…

Hồng Anh – Phòng KHTH

Các tin liên quan