Chương trình hội thảo: “Cập nhật cách đặt và chăm sóc Catheter tĩnh mạch trung tâm từ ngoại vi Picc” (Peripheral inserted central – Catheter)

09/04/2021 Lúc 8:48sáng Người đăng: Phạm Thị Thu Hà

1

2

3

Thực hiện chỉ đạo của Ban giám đốc, Trung tâm đào tạo Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp phối hợp với các khoa liên tục tổ chức hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ mới trong điều trị và phẫu thuật. Ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật cao là ưu tiên phát triển trong năm nay tại Bệnh viện.

Chiều ngày 8/4/2021, tại Hội trường tầng 9 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Cập nhật cách đặt và chăm sóc Catheter tĩnh mạch trung tâm từ ngoại vi Picc”. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (TMTT) từ tĩnh mạch ngoại vi (PICC) còn được gọi là “đặt longline”, là kỹ thuật đưa một catheter bằng silicon hoặc polyurethane có đường kính rất nhỏ, dài từ tĩnh mạch ngoại vi vào đến TMTT với mục đích tạo một đường truyền ổn định lâu dài (từ vài tuần đến 1 tháng) để nuôi dưỡng tĩnh mạch, hoặc duy trì dịch với nồng độ thẩm thấu cao, thuốc vận mạch và có thể cho phép đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tại buổi hội thảo, có sự hiện diện cùng những bài báo cáo từ:

Bài báo cáo thứ nhất: ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆNBS Nguyễn Hữu Quân (Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai)

Bài báo cáo thứ hai: CHĂM SÓC ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TỪ NGOẠI BIÊN (PERIPHERAL INSERTED CENTRAL – CATHETER) – ĐD Trần Đình Tuấn (Khoa Cấp Cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai)

3a

5

Những điểm ưu việt của PICC

13

  • Cho mọi chỉ định dùng đường trung tâm;
  • Kỹ thuật đặt đơn giản: đường ngoại vi luồn vào trung tâm, tại giường;
  • Không gây biến chứng: chọc vào động mạch, tràn khí màng phổi…
  • Có biến chứng thì dễ xử lý: chảy máu, tụ máu;
  • Thời gian sử dụng linh hoạt: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tuỳ bảo quản;
  • Kỹ thuật rút catheter đơn giản;
  • Giá cả chấp nhận được, rẻ hơn buồng tiêm truyền;
  • Sự tự tin cho bệnh nhân ung thư;
  • Tốc độ tiêm truyền tối đa;
  • Cho phép tiêm truyền thuốc cản quang cho các kỹ thuật scan CECT với tốc độ tối đa 5ml/s;
  • Dễ xác định;
  • Catheters được dán nhãn rõ ràng để phân biệt với các cổng tiêm không có chỉ định cho tiêm truyền áp lực cao;
  • Thiết kế catheter hình nón ngược, có thể cắt theo chiều dài mạch máu người bệnh;
  • Nhẹ nhàng khi đưa vào vị trí đặt catheter và chống gập gãy;
  • Dây dẫn có nhiều cấu hình– Mỗi loại dây dẫn có sẵn các cấu hình từ 70 cm đến 135 cm;
  • Đáp ứng tất cả các chỉ định điều trị: Dùng thuốc/truyền dịch, lấy máu, theo dõi CVP.

12

Sau 2 bài báo cáo của các thầy ở Bệnh viện Bạch Mai, dưới sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật của các thầy, các bác sỹ đã thực hiện thành công trên 1 ca lâm sàng tại khoa Hồi sức tích cực.

3b

3c

Đây là kỹ thuật mới, tiên tiến được các bác sỹ của khoa Hồi sức tích cực đang đi học cao học tại Bệnh viện Bạch Mai về triển khai, áp dụng tại chính Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp  – nơi các bác sỹ đang làm việc. PGS.TS.TTND Hà Hữu Tùng kỳ vọng rằng sẽ có nhiều và nhiều hơn nữa các bác sỹ trẻ, năng động, sáng tạo, tích cực học hỏi những kỹ thuật mới, ưu việt hơn để áp dụng thành công tại Bệnh viện, từ đó nâng tầm uy tín của Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp.

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, Ban lãnh đạo Bệnh viện cảm ơn và tặng hoa cho các báo cáo viên. Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại và nhiều tính ưu việt như này, rất hy vọng trong thời gian tới, được sự hỗ trợ tận tình của các thầy, sẽ được triển khai liên tục tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp.

15

Các tin liên quan