- ĐẠI CƯƠNG
Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào trong dịch não tủy. Thuốc tê sẽ ức chế có phục hồi dẫn truyền của các rễ thần kinh. Các rễ thần kinh này không được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài thần kinh và tiếp xúc với thuốc tê trong dịch não tủy.
- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG
Bước 1: theo dõi biến chứng hạ huyết áp
- Thường gặp sau 20 – 30 phút do liệt thần kinh giao cảm gây giãn mạch vùng tê, giữ máu ở ngoại biên.
- Thực hiện y lệnh: truyền dịch; atropine 0,5 – 1mg nếu mạch chậm; nếu huyết áp chưa lên chưa lên có thể dùng Adrenaline.
- Nếu tụt huyết áp thì cho bệnh nhân kê cao 2 chân để cải thiện tuần hoàn trở về
Bước 2: Theo dõi buồn nôn và nôn
- Báo tình trạng người bệnh với bác sỹ và thực hiện y lệnh thuốc chống nôn khi cần
Bước 3: Theo dõi tình trạng đau đầu
- Đau đầu thường xuất hiện sau 24 – 48 giờ, do rách màng cứng làm mất dịch não tủy. Người trẻ tuổi hay bị nhiều hơn.
- Cho người bệnh nằm bất động tại giường, tránh kích thích
- Thực hiện y lệnh dùng thuốc giảm đau cho người bệnh
- Thực hiện phương pháp Blood – Patch: bằng cách lấy khoảng 10 – 20 ml máu của NB rồi bơm vào chọc kim vào khoang ngoài màng cứng để bịt lỗ thủng không cho dịch não tủy thoát ra ngoài.
Bước 4: Theo dõi tình trạng bí tiểu
- Nếu người bệnh có bí tiểu: chườm nóng, đặt sonde tiểu khi cần
- Thực hiện y lệnh thuốc: prostigmine, bơm xylocaine vào bang quang
Bước 5: Theo dõi tình trạng đau tại chỗ chọc vùng lưng
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau và an thần
- Thực hiện các biện pháp tâm lý hỗ trợ đau cho người bệnh
Bước 6: Theo dõi các biến chứng thần kinh
- Theo dõi tình trạng rối loạn cảm giác hoặc tăng cảm giác đau, hội chúng đuôi ngựa, viêm màng não – não do nhiễm khuẩn, có thể bị liệt do tổn thương tủy hoặc do thuốc tê hoặc do máu tụ chèn ép vào thần kinh