Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp tổ chức buổi tập huấn chuyên đề: “Phòng, chẩn đoán, xử trí sốc phản vệ”.

14/02/2025 Lúc 9:37sáng Người đăng: Nguyễn Kiều Linh

       Để nâng cao năng lực phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, giúp hạn chế tai biến và tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, chiều ngày 13/02/2025, Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp tổ chức huấn luyện kỹ năng chuyên môn với chuyên đề “Phòng, chẩn đoán, xử trí sốc phản vệ”.

      Tham dự lớp tập huấn có BSCC. Đỗ Thế Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện; Ths. Bs Lê Văn Lễ – Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện, CN. Nguyễn Thị Lương – Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực cùng sự tham gia đông đảo của điều dưỡng viên tại Bệnh viện.

        z6315967305787_3a74020ba39f733fd6d87245389e8aac

      Khai mạc lớp tập huấn, BSCC. Đỗ Thế Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu: “ Bám sát theo nghị quyết Đảng uỷ bệnh viện và Ban giám đốc về phương châm Tập trung ưu tiên chăm sóc người bệnh cấp cứu, do vậy chăm sóc nâng cao đối với các ca bệnh nặng và khó đã trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu và lấy đó làm thế mạnh của bệnh viện, tạo sự khác biệt so với các bệnh viện khác trong khu vực”.

      Để tiếp tục nâng cao vai trò của công tác hồi sức cấp cứu, Ths.Bs Lê Văn Lễ – Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện không chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ, chức năng của hai khoa Cấp cứu và Hồi sức, mà đó còn là nhiệm vụ, chức năng của tất cả các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Mỗi khoa lâm sàng đều phải trang bị một phòng Hồi sức cấp cứu riêng tại khoa và đạt tiêu chuẩn cả về trang thiết bị cấp cứu lẫn nhân lực cấp cứu.

       z6315967313135_1f862856cdaa4dd394fc8e420dd6dbe2

      Một trong những công tác cấp cứu được ưu tiên hàng đầu tại các khoa/phòng trong bệnh viện đó là Cấp cứu sốc phản vệ. Để hiểu rõ hơn về cấp cứu sốc phản vệ, CN. Nguyễn Thị Lương đã thực hiện bài giảng của mình trong phần tiếp theo của buổi tập huấn. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng. Mục đích của lớp tập huấn nhằm giúp các học viên cập nhật những thông tin mới nhất về nhận biết sớm các dấu hiệu phản vệ, cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả bằng tiêm bắp thuốc adrenalin, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình cách phòng tránh.

      Tại lớp tập huấn, CN. Nguyễn Thị Lương – Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức Tích cực đã chia sẻ và trao đổi với các học viên về các nội dung cơ bản của Thông tư số 51 như: Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ, mức độ chẩn đoán phản vệ, xử trí cấp cứu phản vệ, xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt; Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế; Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ. Phương pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn cho người bệnh. Các nội dung được cụ thể hóa bằng hình ảnh thực hành, các bài kiểm tra kiến thức sau buổi giảng.

        z6315967315693_e169955d73e4d219dc318329a18f32e7

      Qua lớp tập huấn, các học viên đã có thể nhận biết sớm các dấu hiệu phản vệ, biết xử lý cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả bằng tiêm bắp thuốc adrenalin, cách theo dõi bệnh nhân sau sốc, các phương pháp xác định nguyên nhân và quản lý tư vấn cho bệnh nhân và gia đình cách phòng tránh./.

                                                  Bài và ảnh: Phòng Điều dưỡng.

 

Các tin liên quan